NỖ LỰC HƯ KHÔNG


ĐỀ TÀI: NỖ LỰC HƯ KHÔNG
Kinh thánh: THi thiên 127:1-2
Câu gốc: Thi thiên : Thi thiên 127: 1-2
Lời mở đâu
Trong cuộc sống luôn có những việc, cho dù người ta có lao tâm khổ tứ thì kết quả cũng bằng không. Đó chính là điều mà cổ nhân gọi là “Hữu tâm trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”. Mà ẩn sâu trong đó chính là đạo lý “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Tục ngữ nói: “Nhân toán bất như thiên toán” (người tính không bằng trời tính), thiên ý trong câu nói ấy là sâu thẳm không lường. Con người vĩnh viễn không có cách nào tranh sức mạnh với Trời được.
Trong xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều người không tin vào Thiên mệnh (số Trời). Họ một mực cho rằng mệnh là do tự mình nắm giữ, chỉ cần cố gắng là có thể làm chủ điều khiển được mà không biết rằng “người thuận đạo trời thì thanh nhàn, người nghịch đạo trời thì thống khổ”. Người có thể thuận theo tự nhiên thì mọi việc dễ thành, nghịch thiên thì hết thảy đều là “cực khổ mà không nên công trạng gì”.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” đã trở thành câu nói vô cùng thông dụng, cũng là câu thành ngữ hàm chứa tính triết lý rất lớn lao. Nó được xuất ra từ 103 hồi của tác phẩm nổi tiếng “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Trong đó, Gia Cát Lượng vắt hết óc, tính toán tỉ mỉ để dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào Thượng Phương cốc bằng cách cho người nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều ở trong ấy. Hơn nữa, khi cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng liền cho quân phóng hỏa thiêu cháy cha con Tư Mã Ý.
Cha con Tư Mã Ý cùng Ngụy binh không có đường tiến thoái lại gặp phải cảnh bị lửa đốt tai ương ngập đầu. Nhưng đúng lúc ấy, cuồng phong gào thét, mưa rào ập đến tầm tã, toàn bộ lửa đều bị mưa lớn dập tắt. Nhờ đó, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Gia Cát Vũ Hầu chỉ có thể ngửa mặt lên trời than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Bất khả cường dã!” (Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng lại được).
Mưu tính của con người (“Nhân mưu”) là một quá trình, còn “Thiên thành” là kết quả, “Nhân mưu” là trước, “Thiên thành” là sau. Trong cuộc sống có rất nhiều việc, cho dù là hao hết trăm cay nghìn đắng nhưng kết quả đều là bằng không. Đây chính là điều mà người xưa nói “Hữu tâm trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”. Bởi vậy có thể thấy rằng, một người vì mục tiêu của mình mà cố gắng thì chỉ có thể đạt được kết quả ở trong một mức độ hạn định. Còn “Thiên” trong các yếu tố bên ngoài lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn, thậm chí còn là mấu chốt quyết định sự thành công của một người.
Một người vô luận là lúc nhỏ có lý tưởng gì, có hoài bão muốn trở thành kỹ sư, giáo sư, hay khoa học gia, họa sĩ, bác sĩ, nhà thơ đều là những ước mơ tốt đẹp của bản thân. Nhưng cuối cùng người ấy làm ngành nghề gì lại rất có thể không do họ quyết định, không phải muốn gì liền có thể làm được. Do đó, có rất nhiều điều trong cuộc sống con người không kiểm soát nổi, đều là muốn làm mà không thể làm được mà nhiều việc tưởng không làm được thì lại có kết quả tốt đẹp. Cũng chính vì điều này mà cả đời người ta đều buồn khổ vì không đạt được như ý muốn, luôn bị ham muốn của mình vây hãm.


1.I.   Nỗ lực xây nhà

1Đây là bài thở của vua Sa la môn viêt, bối cảnh là Đang khi chân tiến bước vào đền thờ, tâm trí người hành hương hướng về ngôi nhà, về thành phố, về công việc và gia đình mà từ nơi đó mình ra đi. Nghĩ về những điều này không phải để lui bước, nhưng để khẳng định rằng người chân thành thờ phượng Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài hết lòng sẽ là những người thật hạnh phúc trong đời thường.
Thi-thiên 127 cho chúng ta thấy hình ảnh cuộc đời của mình trong sự bận rộn, xây dựng:
a)    Xây cất nhà: nói về xây dựng gia đình và xây dựng công việc;  chúng ta nỗ lực gây dựng gia đình từ nơi ăn chốn ở, cho đến những sinh hoạt của gia đình kể cả sự vun bồi những mối liên hệ trong và ngoài gia đình.
Chúng ta bận rộn trong công việc xây dựng gia đình: Con người chúng ta dành hết thời gian của một đời người để đạt được 4 điều
Gia đình, công việc, sức khỏe , bạn bè
Thứ nhất, gia đình. Trong chúng ta ai cũng muốn có hạnh phúc gia đình, con cái vâng lời cha mẹ, chúng ta lập gia đinh, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm êm, nhưng làm thế nào gia đinh chúng ta hạnh phúc nếu trước hết chúng ta không để Chúa làm chủ gia đình đó, như là gia đình đó không đặt để tình yêu vợ chồng là thứ ưu tiên trong hạnh phúc hôn nhân.
Tình yêu thể hiện qua mối tương giao chứ không chỉ là làm việc để đáp ứng nhu cầu vật chất. Vợ và chồng, cha mẹ và con cái cần dành thì giờ trò chuyện với nhau, cần có những thời gian "chất lượng" (quality time) để thể hiện tình yêu. Một người chồng luôn bận rộn kiếm tiền để cung ứng mọi nhu cầu vật chất cho người vợ nhưng thiếu thì giờ chia sẻ, chuyện trò để cảm thông nhau thì chắc chắn đời sống hôn nhân sẽ không hạnh phúc.
            Cha mẹ cần làm việc để có tiền nuôi dưỡng con cái nhưng cũng cần thì giờ vui chơi, trò chuyện, nâng đỡ, cảm thông con cuœa mình. Cũng vậy, Chúa muốn chúng ta hết lòng phục vụ nhưng Ngài cũng muốn chúng ta dành thì giờ riêng tư với Ngài. Có những lúc bạn cần ngồi yên tĩnh, không cần làm gì cả.
Nhiều người làm việc quần quật nhưng không có thì giờ ngồi lại để trò chuyện, phát triển các mối liên hệ trong gia đình, trong Hội Thánh, giữa bạn bè. Chúng ta bận rộn vì không đặt các công việc đúng thứ tự ưu tiên. Nhiều người quan tâm đến công ăn việc làm hơn là có thì giờ với con cái, đi làm Chúa Nhật thay vì thờ phượng Chúa. Sự bận rộn sẽ làm cho đời sống khô hạn.


sức khỏe..chúng ta luôn quan tâm đến sức khỏe, có thể nói thời nay y học tiên tiến nhất , y học có thể kéo dài tuổi thọ của con người, nhưng điều đó có hạnh phúc k
GIA CƠ 4:13 Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, 14 song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì, sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. 15 Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia.
Ông Gia-cơ miêu tả hình ảnh một người rất tự tin và tự quyết về cuộc đời của mình, “Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài.” Người này chủ động lên kế hoạch rất cụ thể cho tương lai. Từ việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, thời gian kinh doanh, với mục tiêu là kiếm được nhiều tiền và trở nên giàu có. Ông Gia-cơ không cho chúng ta biết tương lai của người này cuối cùng ra sao. Nhưng thay vào đó, ông đặt ra một câu hỏi mà dám chắc rằng không ai có thể trả lời được trong phạm vi của một con người hữu hạn, ấy là: “Nhưng anh em không biết ngày mai sẽ thế nào, sự sống của anh em là gì?” (câu 14a BTTHĐ).
 Thật vậy, không ai biết được ngày mai của mình ra sao, và tương lai những năm về sau của mình sẽ thế nào. Bởi vì ai cũng biết sự sống của con người chỉ như hơi nước, nay còn mai mất (câu 14b). Nói như thế, không có nghĩa là chúng ta sống buông trôi, không được phép lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Nhưng ông Gia-cơ muốn nhắc nhở chúng ta rằng, tương lai và sự sống không nằm trong tầm tay của con người hay bất kỳ thế lực nào, nhưng nằm trong tay của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng duy nhất nắm giữ tương lai và sự sống của mỗi người, nên hãy lập kế hoạch theo ý muốn của Chúa (câu 15). Hãy dâng kết quả trong tay Chúa và đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời, Đấng nắm giữ tương

Bài học
Con người luôn muốn tự hoạch định cuộc đời theo ý riêng của mình. Nhiều người cho rằng cuộc đời này là của mình, và họ có quyền quyết định mọi điều. Nhưng thực tế cho chúng ta thấy có quá nhiều cuộc đời phải bỏ dở những kế hoạch tưởng rằng hoàn hảo mà họ định ra trước đó, đơn giản chỉ vì sự sống không nằm trong tay họ, nhưng nằm trong tay Đức Chúa Trời tối cao. Thế giới dù tiến bộ thế nào, con người dù tài năng ra sao, tương lai vẫn luôn là một ẩn số không ai biết được.
 Người hành hương hiểu rằng nếu Đức Chúa Trời không ban phước thì thợ xây cất chỉ làm luống công, bởi nhiều lẽ; có những ngôi nhà xây dang dỡ và không thể trở thành mái ấm; có những người cố tạo lập gia đình, nhưng không thể sống hạnh phúc, bởi không có sự hiện điện của Đức Chúa Trời. CHúng ta một điều thực tế ngày nay, nhiều gia đình sống không hạnh phúc, thậm chí là ly dị. Nếu nói về người ngoại ly dị là chuyện như cơm bữa,,ngày nay nhiều gia đình cơ đốc vẫn ly dị binh thường.
Thưa hội thánh,  nguồn mạch của đời sống bận rộn đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời,vì nếu loại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi sinh họat của đời sống thì mọi sự chỉ là "luống công" (câu 1). Chỉ có Chúa mới gìn giữ hạnh phúc gia đình của chungsta, nếu chúng ta không đặt để Chúa là chủ cua gia đình mình thì chúng ta có cố gắng đến đâu để xây dựng hạnh phúc gia đình cũng hư không. Gia đình đó phải có Chúa, có thời gian riêng tư với Chúa, nhóm lễ bái trong gia đình.

Chúng ta phải sử dụng những ưu tiên đúng trong cuộc sống, thì hiển nhiên gia đình chúng ta se hanh phúc, những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta..
Số 1, Chúa, số 2 gia đình, số 3 công việc Chúa, số 4 kinh doanh, làm việc, số những việc khác.  Mỗi chúng ta phải sống trọn phần việc của mình, nhưng cần nhớ nguồn mạch của đời sống sung mãn là Đức Chúa Trời.
1.  Nỗ lực giữ thành
Sự an toàn của một thành phố cổ ở vùng cận đông được xem là một trong những nhu cầu hàng đầu. Vì lý do này mà tường cao, hào sâu và nhiều tháp canh với người canh ngày đêm canh giữ thành. Tuy nhiên, người hành hương nhận thức rằng những nỗ lực để gìn giữ thành sẽ trở nên vô ích nếu không được sự chiếu cố của Đức Chúa Trời.
Coi giữ thành  có nghĩa là chúng ta có bổn phận bảo vệ và phát triển đời sống kinh tế, xã hội và chính trị trong cộng đồng, quốc gia

ở đây chúng ta chỉ nói về bảo vệ và phát triển Kinh tế gia đình
làm thế nào để gia đình chúng ta được bình an, được bảo vệ,, phải chăng chúng ta xây nhà thật kiên cố để được bình an, được bảo vệ khỏi kẻ thù, tên trộm,,kẻ giết người.
chúng ta biết tháp Maslow. Là tháp thể hiện nhu cầu của con người. Con người có 5 nhu cầu
nhu cầu sinh lý….như là ăn uống//
nhu cầu được an toàn
nhu câu về xã hội
nhu cầu được tôn trọng
nhu cầu được thể hiện
Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ gia đình chúng ta bình an?
Chúng ta biết câu chuyện taitinic.. Titanic gặp nạn trong điều kiện thời tiết lý tưởng và mặt biển hoàn toàn tĩnh lặng, còn thuyền trưởng của tàu từng thi trượt bài kiểm tra kỹ năng điều hướng.
Vụ đắm tàu RMS Titanic là một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại. Ngày 10/4/1912, tàu rời cảng Southampton, Anh, hướng đến thành phố New York, Mỹ. Titanic chở 2.224 hành khách và thủy thủ nhưng chỉ mang theo 20 thuyền cứu hộ đủ chỗ cho 1.178 người.
Theo thiết kế, Titanic phải mang theo 32 thuyền nhưng chủ của nó, công ty White Star Line, cho rằng việc mang nhiều thuyền sẽ làm mất mỹ quan và RMS Titanic "tàu không thể đắm". 23h40 ngày 14/4, Titanic va phải băng trôi trên Đại Tây Dương, cách đảo Newfoundland, Canada, khoảng 600 km về phía nam. Đến 2h20 ngày 15/4, tàu chìm, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.


Xem câu số 2 nói gì? Kế đến, người hành hương nghĩ đến công việc mà mình làm hằng ngày để mưu sinh và nhận định rằng: Có nhiều người làm việc cực nhọc, dậy sớm, ngủ trễ nhưng không đạt kết quả gì;
Đó là thực tế ngày hôm nay, ngày hôm con người chúng ta lao vào kiếm tiền, kiếm tiền và đi làm , dành hết toàn thời gian để kiếm tiền, nhưng trên thực tế, chúng ta có đầy đủ, no đủ, giàu có không? Thậm chí có người đi làm bỏ cả ngày Chúa nhật.
Công việc, chúng ta đặt ra mục tiêu, mục đích, lập kế hoạch, làm việc này , việc kia, cố gắng hết mình để làm việc, làm việc quên hết mọi thứ cần thiêt, chỉ biết làm việc, mà cá nhân người đó không có thời gian tương giao với Chúa, không có thì giờ riêng tư với Chúa. Chúng ta nghĩ làm việc nhiều để cung cấp cho gia đình đầy đủ, nhưng càng làm nhiều bao nhiêu càng thiếu thốn.
Chúng ta hãy xem bất cứ con cái Chúa nào mà đi làm ngày Chúa nhật,  không đi thờ phượng Chúa mà gia đình hạnh phúc, hay là no đủ không, không,,không có,, ngược lại nhiều vấn đê xảy ra cho những gia đình đó..
Có câu, trời cho không thấy , trời lấy không hay. Công việc của chúng ta làm là luống công, hư không, không có kết quả. Bất cứ chúng ta làm việc gì mà Chúa ko ở cùng và không ban phước thì chỉ là con số 0. ở ngoài kia..có nhiều người ra sức làm những vẫn thất bại, Chúa ko cho họ thì họ cũng không làm được gì. ví dụ gia đình tôi luôn..kinh nghiệm sống.
Những ,,chúng ta xem câu 2b. nhưng người Đức Chúa Trời yêu mến có giấc ngủ bình yên sau một ngày làm việc, bởi người tin cậy Ngài.
Bài học
"Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ ngươi khi ra khi vào, từ nay cho đến đời đời" thi thiên 121:6
Đức Giê-hô-va ôi! kẻ cừu địch tôi đã thêm nhiều dường bao!
Lắm kẻ dấy lên cùng tôi thay!
III. KẾT LUẬN
LOÀI CỪU KHÔNG THỂ SỐNG NẾU KHÔNG CÓ THƯỢNG ĐẾ
Trong một cuộc mít tinh tại Nga, một diễn giả theo chủ nghĩa duy vật vô thần đã thao thao diễn thuyết cho rằng không có Thượng Đế, sự sống tự nhiên mà có và phát triển bằng cách "tuyển chọn" và "đào thải" tự nhiên. Trong cuộc chiến đấu sinh tồn này, những thú vật nào mạnh thì thắng, còn những thú vật yếu thì bị tiêu diệt.
 Thình lình một tín đồ Cơ Đốc nêu lên câu hỏi:
 - Nếu vậy, thì tại sao con cừu không bị tiêu diệt mà vẫn sống còn cho đến bây giờ? Tại sao chó sói không diệt hết được chúng? Chó sói có thể sinh một lúc năm, sáu sói con, trong khi cừu chỉ có thể sinh từng con một. Sói lại có răng nhọn, móng vuốt, có sức mạnh và nhanh nhẹn, còn cừu thì không có gì hết để tự vệ. Vậy tại sao cừu vẫn sống còn?
Diễn giả bị hỏi bất ngờ, lúng túng không biết phải trả lời làm sao, thì người tín hữu Cơ đốc vừa hỏi vừa giải thích:
- Vậy xin hỏi: Ai đã bảo vệ những con cừu yếu ớt này? Con người có thể giải thích nhiều sự kiện mà không cần gì đến Thượng Đế, nhưng loài cừu không thể sống, nếu không có Thượng Đế. Và nếu không có Thượng Đế, thì những con chiên đáng thương của Chúa Giê- xu càng khó sống hơn nữa kể từ khi hội thánh của Chúa được thành lập trên trần thế và bị ngược đãi tàn bạo. 
Thi thiên 145:15-16 “Con mắt muôn vật đều ngửa trông Chúa,
Chúa ban cho chúng đồ ăn tùy theo thì.
16 Chúa xòe tay ra,
Làm cho thỏa nguyện mọi loài sống.

Thi Thiên 127 mở đầu với sự khẳng định mạnh mẽ rằng, nếu mọi điều trong đời sống dân Y-sơ-ra-ên không bởi sự ban cho và làm thành của Đức Giê-hô-va, thì mọi cố công nỗ lực của dân Chúa đều trở nên luống công vô ích. Thi Thiên tuy ngắn, nhưng Vua Sa-lô-môn đề cập đầy đủ đến những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của dân Y-sơ-ra-ên.
Từ nhà cửa đến cổng thành, từ công việc đến sức khỏe, và cả sự phước hạnh trong mỗi gia đình. Sự đề cập này nhằm nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên rằng, chỉ bởi ơn lành nơi Đức Giê-hô-va thì nhà cửa, đất nước, công việc, sức khỏe và phước hạnh trong mỗi gia đình của dân Chúa mới được bảo đảm. Sự nhắc nhở này nhằm giúp dân Chúa ý thức rằng họ cần phụ thuộc hoàn vào Đức Giê-hô-va từ những việc lớn nhỏ trong đời sống. Nói như thế không có nghĩa là dân Chúa không cần làm gì cả, cứ giao phó hết mọi sự cho Chúa. Ý của Vua Sa-lô-môn ở đây là, dân Chúa vẫn phải làm những công việc hằng ngày của họ, nhưng họ cần nhận thức rằng mọi thành tựu, mọi hưng thịnh, mọi phước lành mà họ có được hoàn toàn đến từ sự ban cho của Đức Giê-hô-va chớ không phải đến từ sự phấn đấu nỗ lực của bản thân. 




Comments

Popular posts from this blog

9 ĐIỀU TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG LỚN CHO GIÔ-SÉP

CƠ ĐỐC NHÂN CÓ NÊN HAY KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU BIA KHÔNG?

6 YẾU TỐ THEN CHỐT GIÚP ÁP RA HAM THỊNH VƯỢNG VÀ ĐƯỢC GỌI LÀ TỔ PHỤ ĐỨC TIN