Posts

Showing posts from October, 2018

CÁC HÌNH THỨC THỜ THẦN TƯỢNG TRONG THỜI HIỆN ĐẠI LÀ GÌ?

Image
Chúng ta biết rằng; Đức Chúa Trời ghét thờ thần tượng, tội thờ thần tượng vô cùng lớn. Trong 4 điều răn đầu của 10 điều răn là chỉ về mối giao thông giữa con người với Đức Chúa Trời,  3 điều răn đầu  Đức Chúa Trời nói đến là chớ thờ thần tượng. ‘ Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy, rằng: 2 Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ. 3 Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. 4 Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. (q) 5 Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, (r) 6 và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta” ( Xuất 20:1-6). Tất cả các hình thức khá nhau của việc thờ thần tượng trong thời hiện đại đều có 1 thứ trong cố

NÓI TIẾNG LẠ CÓ CÒN PHÙ HỢP HOẶC XẢY RA NGÀY NAY KHÔNG?

Image
S ự kiện nói tiếng lạ đầu tiên xảy ra vào ngày lễ Ngũ tuần trong Công Vụ 2:1-4. Các sứ đồ đi ra và chia sẻ phúc âm với những đoàn dân đông, nói với họ bằng ngôn ngữ của họ, “Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Ðức Chúa Trời.” Công Vụ 2:11. Từ ngữ Hi lạp dịch từ “cái lưỡi” có nghĩa là “ngôn ngữ”. Do đó ân tứ của lưỡi là nói tiếng của một người bằng ngôn ngữ mà người đó không biết để truyền đạo cho người biết ngôn ngữ đó. Trong I Cô-rinh-tô 12-14 Phao-lô thảo luận về ân tứ kỳ lạ, ông đã phê bình: “Hỡi anh em, ví bằng tôi đến cùng anh em, nói các thứ tiếng lạ, mà lời nói tôi chẳng tỏ sự kín nhiệm, chẳng có sự thông biết, chẳng có lời tiên tri, chẳng có sự khuyên dạy, thì ích gì đến anh em?” (I Cô-rinh-tô 14:6).  Theo sứ đồ Phao-lô, và phù hợp với việc nói tiếng lạ được mô tả trong Công vụ các sứ đồ, thì nói tiếng lạ sẽ có giá trị khi một người nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời

TẠI SAO NGƯỜI ĐÃ TIN CHÚA SỐNG PHẠM TỘI NHIỀU HƠN TRƯỚC KHI CHƯA TIN CHÚA?

Image
Nhìn vào xã hội hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy sự dịch chuyển mang tính toàn cầu khỏi những gì từng được xem là tiêu chuẩn đạo đức lành mạnh. Thông thường ý thức hệ của con người nhận biết khác nhau theo từng thời kỳ, chính ý thức hệ đó gắn kết trong tâm trí của con người thì dẫn đến một loại đạo đức trong họ. Ví dụ: Đạo đức theo Kinh Thánh vào thời kỳ 1800-1900. Vể niềm tìn thì thời nầy có sự phân biệt đúng sai. Một số thì cho là đúng, một số cho là sai và tôi biết tại sao lại như vậy. Đạo đức ngoài Kinh thánh vào thập niên 1950. Thời nầy thì niềm tin của con người cho rằng một số điều thì đúng, một số thì cho rằng   là sai và tôi biết tại sao lại như vậy. Cho đến thời kỳ của sự đồi bại là từ năm 1960 đến 1970. Niềm tin của con người vào thời kỳ nầy họ cho rằng, có những điều đùng và cũng có những điều sai nhưng tôi không quan tâm. Cuối năm 1970 đến nay thì ý thức hệ của con người không có ý thức về luân lý, niềm tin của họ là chẳng có gì đúng và chẳng có gì sai

KINH THÁNH ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN?

Image
Kính chào các bạn trẻ, là những người Nam, ngưỡi Nữ của Đức Chúa Trời. Chúa đã chọn chúng ta và cứu chúng ta, Ngài ban cho chúng ta sự cứu rỗi một cách nhưng không, vô điều kiện. Bởi vì yêu chúng ta, Ngãi đã hy sinh chính mình Ngài cho bạn và tôi. Cho nên, chúng ta được gọi là con cái  của Đức Chúa Trời, Ngài muốn chúng ta phải sống giống Ngài. Cho nên, Ngài phán với chúng ta và ban sứ mạng cho chúng ta. Ngài gọi chúng ta là “ sự sáng” và “ muối của đât”. Chúng ta phải sống ảnh hưởng đến thế gian chứ đừng để thế gian ảnh hưởng đến chúng ta. Nhưng không may thay, thật đau đớn thay. Với sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của thế giới, sự thay đổi của xã hội đã ảnh hưởng, lôi cuốn, cám dỗ, kéo theo những bạn trẻ Cơ đốc. Đã có biết bao nhiêu là người nam, người nữ của Chúa xa cách Ngài, từ bỏ đức tin, phạm tội. Bởi vì, sống theo xã hội chỉ được cái ích lợi trước mặt mà mất tất cả sau này. ·          Q UAN ĐIỂM CỦA XÃ HỘI Một trong những nan đề con người thường phạm tội nhất h

NGƯỜI TIN CHÚA CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ SỰ GIÀU CÓ?

Image
Quan điểm của Cơ đốc nhân về sự giàu có nên được bắt đầu từ Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 3:16). Nhiều lần trong Cựu Ước Chúa đã ban sự giàu có cho dân sự của Ngài. Vua Solomon đã được Chúa hứa ban cho sự giàu có và trở thành vị vua giàu có nhất trên đất (1 Các Vua 3:11-13; 2 Sử ký 9:22); Vua Đa-vít đã nói trong 1 Sử ký 29:12 rằng "Cả sự giàu có và vinh quang đều do Chúa mà đến; Chúa quản trị trên muôn vật." Áp-ra-ham (Sáng thế ký 17-20), Gia-cốp (Sáng thế ký 30-31), Giô-sép (Sáng thế ký 41), Vua Giô-sa-phát (2 Sử ký 17:5) và nhiều người khác đã được Chúa ban phước qua sự giàu có. Tuy nhiên, người Do Thái là người đã được chọn bởi những lời hứa và phần thưởng trên đất này. Họ được giao cho một mảnh đất với tất cả sự giàu có của nó. Trong thời kỳ Tân Ước lại có một tiêu chuẩn khác. Hội Thánh chưa bao giờ được cho là vùng đất hay lời hứa về sự giàu có . Ê-phê-sô 1:3 cho chúng ta biết rằng "Chúc tụng Đức Chúa Trời, Cha của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ, Ngài đã ban

LIỆU TRUNG QUỐC CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG NGÀY TẬN THẾ?

Image
Vị thiên sứ thứ sáu trút bát mình xuống sông cái Ơ-phơ-rát; sông liền cạn khô, đặng sửa soạn cho các vua từ Đông phương đến có lối đi được.   13  Tôi thấy từ miệng rồng, miệng thú, miệng tiên tri giả có ba tà thần ra, giống như ếch nhái.  14  Đó là những thần của ma quỉ, làm phép lạ và đi đến các vua trên khắp thế gian, để nhóm hiệp về sự chiến tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn năng. ---  15  Kìa, ta đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ tỉnh thức và giữ gìn áo xống mình, đặng khỏi đi lõa lồ và người ta không thấy sự xấu hổ mình! ---   16  Chúng nhóm các vua lại một chỗ,theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ha-ma-ghê-đôn  ( K hải huyền 16:12-16). Đây là phân đoạn có thể tiên đoán, những cuộc xung đột như chúng ta biết gọi là trận chiến Hạt ma ghê đôn. Nó xuất hiện trong ngày cuối của thời kỳ hoạn nạn, sau khi bát thứ sáu trút xuống. Ngày lúc này đây, con song Ơ-phơ-rát liền cạn khô, đặng sửa soạn cho các vua Đông phương đến và hướng vào Y sơ ra ên. Cụm từ “ các vua Đông phương” có nghĩa