CƠ ĐỐC NHÂN VỚI YOGA


Với sự phát triển kinh tế và sự thay đổi nhanh chóng của thế giới trong vài thập niên trở lại đây đã đảo lộn những điều có giá trị và nền văn hóa tốt đẹp của nhân loại. Sự phát triển đó chỉ chú trọng những hình thức bề ngoài, tồn tạo ngắn. Nói tóm lại, hầu hết những sự phát minh đó, sự sáng tạo đó đều phục vụ cho bản chất con người, cái dục vọng thật của con người.
Sự phát triển đó nó được che lấp bởi những lớp vỏ bằng thép bằng những triết lý sống đẹp, triết lý dường như có vẻ đúng và phù hợp,  những lời nói hay, bằng những sự ích lợi cho mọi người. Hơn thế nữa, bằng những lời nói hay và mĩ miều để thu hút được và kích thích sự tò mò của con người.
Ví dụ, ngày nay trong vấn đề nam nữ, thế kỷ 21 là thế kỷ bình quyền, nam nữ bình đẳng, nhưng nếu chúng ta quay trở về lại với Kinh Thánh thì Kinh Thánh nói gì về người Nam và người Nữ mà Đức Chúa Trời tạo dựng. Thứ hai, trong lĩnh vực tình yêu, triết lý của thế gian là bạn cứ yêu đi, vấp ngã rồi đứng lên, chia tay rôi yêu tiếp, thậm chí là thất bại càng nhiều lần thì sẽ kinh nghiệm được nhiều. Hơn thế nữa, triết lý của thế gian nói rằng; bạn yêu bạn có thể quan hệ tinh dục trước hôn nhân, yêu là phải trao cho nhau, yêu là phải sống chung, không hợp thì chia tay,  cứ quan hệ trước hôn nhân, nếu người yêu của mình có khả năng sinh con thì sẽ lấy, còn không có thì bỏ.
Thưa quý độc giả, có thể nói rằng; triết lý và tư tưởng của thế gian đều chống nghịch lại với Kinh Thánh, chống nghịch lại với lời của Đức Chúa Trời. Các thần của thế gian, các thần ngoại bang đều chống lại Đức Chúa Trời. Thật đáng thương thay cho đời sống của Cơ đốc nhân ngày nay, họ bị cám dỗ, bị dỗ dành và làm theo những triết lý hư không của đời nầy hơn là làm theo lời Chúa, thậm chí họ có thể sống chết cho triết lý thế gian, bởi vì điều đó làm cho họ kiếm được tiền hoặc giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngày hôm nay có rất nhiều điều cảm hóa được đời sống con cái Chúa, rất nhiều lĩnh vực mà con cái Chúa đang chạy theo nó. Một trong những điều mà chúng ta dễ nhận ra nhất đó là lĩnh vực tình yêu nam nữ, sự giải trí, bói toán. Một điều mà chúng dễ dàng bị lôi cuốn nhất và ai ai cũng cho rằng điều đó là tốt và đúng, nó không sai, nhiều người có thể nói là tôi làm việc nầy có sự kiểm soát của lời Chúa. Đó là: TẬP YOGA VÌ SỨC KHỎE.
Thưa độc giả, chính vì lẽ đó, tôi thấy được sự nguy hiểm của việc tập Yo ga trong con cái Chúa ngày nay. Cho nên, tôi viết lên bài viết này, hy vọng con cái Chúa sẽ nhận ra tác hại của việc tập yoga đến đức tin và sức khỏe của mình như thế nào.
11.   Yoga là  gì?
Yoga (sa. yoga), hay còn gọi là Du-già (zh. 瑜伽), là một họ các phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới tâm linh của Ấn Độ được phổ biến chính qua khái niệm Yoga này. Người nam luyện Yoga được gọi là (Du-giàHành giả (sa. yogin), người nữ là Nữ hành giả (sa. yoginī). Có lúc ta cũng thấy cách gọi Du-già sưDu-già tăng.
Như thế, thuật ngữ Yoga có nghĩa là đặt mình dưới một cái áchđiều ngựcột thắt lạichuẩn bịchuyên chú, bùa chú, lấy động vật làm các thần. Trong các hệ thống học phái Yoga thì thuật ngữ này chỉ đến hai nhánh tu học luyện thân và luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực thân tâm cũng như những hoạt động của chúng trong chính mình, điều hoà chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc toàn hảo tâm linh. Tu luyện Yoga thân thể được gọi là Hatha yoga (Khống chế du-già, zh. 控制瑜伽, sa. haṭhayoga), tu luyện Yoga tâm thức là Raja yoga (Hoàng giả du-già, zh. 皇者瑜伽, sa. rājayoga), nghĩa là "phép Yoga của một ông vua" (rāja).

Thuật ngữ Yoga rất cổ. người ta tìm thấy định nghĩa Yoga là "kết hợp" (6,26)
Số 6 theo Kinh Thánh là số xấu, Số sáu ám chỉ sự không hoàn hảo. Các số trong Kinh Thánh thường được dùng theo nghĩa tượng trưng. Số bảy thường tượng trưng cho sự trọn vẹn và hoàn hảo. Số sáu kém số bảy một số nên có thể ám chỉ những gì khiếm khuyết hoặc bất toàn trong mắt Đức Chúa Trời, và có thể liên quan đến kẻ thù của ngài.​1 Sử-ký 20:6; Đa-ni-ên 3:1.
2.     Nguồn gốc từ đâu?

 Yoga đã có từ thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ Du-già kinh (zh. 瑜伽經, sa. yogasūtra) khai sáng. Yoga mà chúng ta biết ngày nay, được phát triển từ một phần của nền văn minh Mật Tông đã tồn tại ở Ấn Độ và trên thế giới hơn mười ngàn năm trước. Điều này được khám phá thông qua một cuộc khai quật khảo cổ học thực hiện trong thung lũng Indus ở Harappa và Mohenjodaro.Vào thời xa xưa, các kỹ thuật yoga được giữ bí mật và không bao giờ được viết ra hoặc tiếp xúc với công chúng. Họ được truyền từ các bậc thầy hay Guru đến đệ tử của mình thông qua phương pháp truyền miệng.
Yoga được tìm thấy trong đạo Jaina, sau đó Jaina ảnh hưởng đến Yoga, nhất là liên quan đến nguyên tắc bất bạo động và giáo lý nhân quả, hóa thân. Rèn luyện và bài giảng Yoga do phật Gautama (566 tr. CN-486 tr. CN) du nhập vào Châu Á, được gọi là ‘’quan trọng nhất trong tất cả các loại Yoga’’. Yoga trở thành một phần trong nhiều hình thức Phật giáo khác nhau phát triển bao gồm các trường phái Ch’an ở Trung Hoa và Thiền ở Nhật Bản.
Trong Bhagavad-Gita, người ta cho rằng do Vyasa biên soạn từ năm 500 tr. CN đến 200 tr. CN, có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển Yoga nhất, đây là tài liệu chính của cả Yoga lẫn đạo Hindu. Gita là một chương trong sử thi Mahabharata, liên quan đến Jnana và Yoga bhakti, bất bạo động, nhân quả, hóa thân và dharma (pháp), và giới thiệu khái niệm Yoga Nhân quả, vì thế lần đầu tiên đưa Yoga ra khỏi lĩnh vực khổ hạnh và thâm nhập vào đời sống hằng ngày của tất cả mọi người.


3. CÁC VỊ THẦN TRONG YOGA
Trong các động tác của Yoga đều là theo các thần của Ấn độ. Người tập Yoga, Yogi và người tập Sramana khác tạo ra Upanishad, thay cho kinh Vệ Đà và báo hiệu mở một kỷ nguyên mới, Vedanta (‘’phần cuối của kinh Vệ Đà ‘’), từ đó phát triển thành đạo Hindu hiện đại. Upanishad, phát triển trong một thời gian khoảng 1000 năm, trình bày khái niệm chẳng hạn như  Brahman, Đấng tuyệt đối ; Atman, Cái tôi cao hơn ; mục đích kết hợp với Brahman ; maya, tính chất ảo tưởng của thực tại ; nhân quả và hóa thân ; Aum, âm thanh linh thiêng tượng trưng cho Brahman và phương tiện đạt đến sự cứu rỗi tối thượng ; và tập Yoga để kết hợp cùng Brahma.
Brahma (Sanskritब्रह्माIASTBrahmātiếng Trung梵天 / Đại-Phạm-Thiên) là một vị thần trong đạo Hindu (Nam thần deva), thần của sự sáng tạo và là một trong 3 vị thần Trimūrti, hai thần còn lại là Vishnu và Shiva. Theo Brahmā Purāņa, ông là cha của Manu, con người đầu tiên và từ đó loài người được sinh ra. Trong Rāmāyaņa và Mahābhārata, ông thường được xem là đấng sáng tạo và sinh ra loài người. Tránh nhần lẫn Brahma với khái niệm về "Hiện thực siêu việt bất biến"của đạo Hindu trong Vedānta được gọi là Brahman.
Yoga được phát triển tại vùng núi Himalaya từ hàng ngàn năm về trước từ những nhà nghiên cứu cổ xưa. Họ quan sát thân thể và tâm trí con người một cách sâu xa. Họ cũng quan sát các động tác của các loài vật và biến chuyển nó thành các tư thế thể nghiệm trên chính bản thân họ. Do đó, có nhiều tư thế trong yoga mang tên các con vật. Ấn độ là đấy nước thờ nhiều thần, các thần bắt nguồn từ động vật.
Theo Patanjali có 8 bước trong Yoga về đạt đến sự giải thoát : (1) yama (kiểm soát hay kiềm chế) ;(2) niyama (rèn luyên) ;(3) asana (tư thế cơ thể và thái độ) ;(4) pranayama (vận khí) ;(5) pratyahara (giải thoát không còn cảm giác đối với vật thể bên ngoài) ;(6) dharana (tập trung) ;(7) dhyana (thiền định Yoga) ; và (8) samadhy


4. GIÁO LÝ YOGA


aa. Thần
Thần yoga được gọi là Ishvara, và được đại diện bởi Kinh Om Yoga Yoga, 1.25: Thần Ishvara là nguồn gốc của mọi kiến ​​thức. 1. 24. 27: Vị thần Ishvara này được đại diện bởi biểu tượng và âm thanh của Om . 1.2.47 có nghĩa là tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. prakṛtiDu-già kinh 1,24-27) là hai nguyên lý tối cao. Phú-lâu-sa, khi phản chiếu trong tâm thức (sa. citta) con người chính là tiểu ngã hoặc linh hồn (sa. jīva) hiển hiện trong thế giới hiện tượng, lăn trôi trong vòng sinh tử. Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga. Thần OM là một thần âm thanh, đại diện cho sự dẻo dai.
b.   Cầu nguyện
Trong Yoga có một hệ thống luyện tập logic và thực hành sâu sắc qua những lời cầu nguyện lặp đi lặp lại. Việc luyện tập là sâu sắc bởi vì sự lặp lại của tên gọi và gọi tinh thần liên quan. Đây là một vị thần ngoại đạo, và tụng kinh của nó là một lời mời gọi năng lượng của mình vào học viên để giúp đỡ người khác trong việc đạt được những cấp độ sâu sắc mới, những trải nghiệm bí truyền mới, sức mạnh của bí mật, một cách hiểu biết điều tương tự cũng đúng với các âm điệu, từ và cụm từ khác được tụng nhiều lần trong khi thực hành thiền và yoga.
c.   Thờ phượng
Trong thờ phượng Yoga áp dụng kinh Toạ pháp (zh. 坐法, sa. āsana) là phép ngồi vững chắc và dễ chịu (2,46). Tư thế ngồi vững chắc và dễ chịu được đạt qua tâm thư giãn tuyệt đối, qua tâm vô thức về các cặp đối đãi như nóng lạnh, khổ lạc v.v... và qua sự quán chiếu cái tuyệt đối vô biên (2,47).
Kinh tòa pháp là Thực hành các động tác của yoga kết hợp với các kỹ thuật thở và  thiền định  cũng được cho là làm sâu sắc hơn việc thực hành. Khi thờ phượng là phải đọc tên các thần và mời gọi các thần, lời chào để tỏ lòng tôn kính với thần mặt trời.
d.    Giao tiếp chính với các tâm linh.
Yoga có những tư thế được cung cấp cho 330 triệu vị thần Hindu. Tư thế yoga thực sự là, chúng là những món đồ dành cho các vị thần. Nếu bạn thực hiện những tư thế này và bạn thực hiện kỹ thuật thở này và thiền định này, thì bạn sẽ được một vị thần chấp nhận.
Các bài kinh Yoga sau đây phác thảo một con đường tâm linh của bói toán và phép thuật. Khả năng của những sức mạnh như vậy nghe có vẻ hấp dẫn. Trở nên giống các vị thần của Ấn độ.
ee.   Mục đích
Mục tiêu của con đường yoga: Để ách và  trở thành một với thần , để đạt được tất cả kiến ​​thức, trí tuệ và tự do bằng cách thực hành và hoàn thiện các thực hành được nêu trong Kinh điển Yoga. Kinh Yoga 1.1-4.34.

15. Tại sao Cơ đốc nhân nên tránh xa Yoga?

Thật quá rõ ràng, Yoga là đại diện các thần ngoại bang, thần của sự chết. Cho nên, người tin Chúa mà thờ thần ngoại bang thì sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Chúng ta thấy lịch sử tuyển dân Y sơ ra ên. Đức Chúa Trời phạt dân sự khi họ thờ thần ngoai bang, Chúa tiêu diệt dân sự khi họ thờ thần ngoại bang. Chính vì thế Đức Chúa Trời đã ban điều răn cho con cái của Ngài. Điều răn thứ nhất là trước mặt ta ngươi chớ thờ các thần khác. Chúa là Đấng thánh khiết và kỵ tà.
Cơ đốc nhân không nên tập Yoga và không được tập Yoga. Bởi vì Yoga tượng trưng cho các thần ngoại giáo. Chúng ta con cái Chúa, chúng ta chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời là Chân Thần duy nhất. Chúa là Đấng tối cao, là Đấng sáng tạo muôn loài vạn vật. Chúng ta cầu nguyện chỉ mình Chúa. Trong Xuất 23;13 Ngươi khá giữ hết mọi lời ta phán cùng ngươi. Chớ xưng đến danh các thần khác; chớ cho nghe danh đó ở nơi miệng ngươi ra.
Giô suê 23 :7 « Chớ nên xen lộn cùng các dân tộc nầy còn ở lại giữa các ngươi, chớ xưng đến danh các thần chúng nó, chớ biểu ai bắt các thần ấy mà thề, chớ hầu việc, và đừng quì lạy trước các thần đó.
Luật pháp của Đức Chúa Trời đã ban hành cho dân tộc Y sơ ra ên và ban cho con cái của Ngài trong 5 sách Ngũ Kinh của Môi.
KẾT LUẬN
Thưa anh chị em, ngày hôm nay chúng ta vẫn thấy nhan nhãn xuất hiện các chương trình quảng cáo, cac trung tâm huyện luyện Yoga, những lời mời chào thật hấp dẫn và những nội dung đầy thuyết phục về một sức tốt khi tập Yoga. Chúng ta chỉ nhìn thấy và nghe những lời giới thiệu hấp dẫn, tốt lành, lợi ích về sức khỏe mà không thấy được bản chất tìm ẩn bên trong của nó là lôi kéo chúng ta xa Chúa, thay vào đó là trở nên thờ các thần trong Yoga và thiền.

Khi chúng ta bị thu hút và thấy được ảnh hưởng và lợi ích của nó thì chúng ta bị cám dỗ khi nào không hay.

Cho nên, lời Chúa phán trong Rô mà 12: 1-2 “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ(l) của anh em. 2 Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”.
Thân thể của chúng ta là dâng lên cho Chúa chứ không phải cho các vị thần của họ, khi chúng ta mà tập các động tác Yoga thì chúng ta đang dùng các động tác, tư thế trong 330 triệu vị thần của Ấn độ, mỗi động tác trong Yoga là tượng trưng cho một thần.


Thưa anh chị em, trong Giô suê 1: 8 “Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước”. Thật vậy, đời sống Cơ đốc nhân muốn thịnh vượng, thành công, giàu có, khỏe mạnh, hạnh phúc chỉ có ở trong Chúa, làm theo lời Chúa, đọc, suy gẫm và cẩn thận làm theo lơi Chúa. Chỉ có như vậy chúng ta mới có niềm vui trong Ngài, sự bình an, thỏa lòng. Niềm vui của người tin Chúa là làm theo luật pháp Đức Chúa Trời và suy gẫm luật pháp ấy. Đó là bí quyết để đời sống Cơ đốc nhân thành công.

Comments

Popular posts from this blog

9 ĐIỀU TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG LỚN CHO GIÔ-SÉP

NÓI TIẾNG LẠ CÓ CÒN PHÙ HỢP HOẶC XẢY RA NGÀY NAY KHÔNG?