QUYỀN LỰC CỦA SA TAN Ở THẾ GIAN NẦY MẠNH ĐẾN MỨC NÀO NÀO?


Cụm từ “chúa của thế gian này” (hay “chúa của đời này”) ngụ ý rằng Sa-tan có tầm ảnh hưởng lớn trên tư tưởng, ý kiến, mục đích, hy vọng và quan điểm của phần lớn con người. Sức ảnh hưởng của nó cũng bao gồm triết lý, giáo dục, và thương mại của thế gian. Những suy nghĩ, ý tưởng, sự suy xét và những tôn giáo sai lạc của thế giới đều nằm dưới sự kiểm soát của nó và bắt nguồn từ sự giả dối và lừa gạt của nó (Giăng 8:44; Lu-ca 4:6).

Sa-tan cũng được gọi là “vua cầm quyền chốn không trung” trong Ê-phê-sô 2:2. Nó là “vua của thế gian này” trong Giăng 12:31. Những danh hiệu này và còn nhiều nữa cho thấy những khả năng của Sa-tan. Ví dụ, nói Sa-tan là “vua cầm quyền chốn không trung” cho thấy rằng nó điều khiển thế gian và con người trong đó bằng một số cách.

Điều này không phải nói rằng nó hoàn toàn cai trị thế gian. Đức Chúa Trời vẫn có quyền lực cao nhất. Nhưng có nghĩa là Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, để cho Sa-tan hoạt động trong cả thế giới này mà chỉ trong những giới hạn Đức Chúa Trời đã đặt ra cho nó. Khi Kinh thánh nói rằng Sa-tan có quyền lực trên thế gian, thì chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời chỉ cho nó cai trị trên những người chưa tin. Tín đồ không còn ở dưới quyền cai trị của Sa-tan (Cô-lô-se 1:13). Mặt khác, những người chưa tin, đã bị bắt lấy “trong lưới của ma quỷ” (II Ti-mô-thê 2:26), nằm ở dưới “quyền của ma quỷ” (I Giăng 5:19), và lệ thuộc vào Sa-tan (Ê-phê-sô 2:2).

Vậy, khi Kinh thánh nói rằng Sa-tan là “chúa của thế gian này”, thì không phải đang nói rằng nó có quyền tối thượng. Nó đang truyền đạt ý nghĩa rằng Sa-tan cai trị trên thế giới của những người chưa tin bằng một cách cụ thể. Trong II Cô-rinh-tô 4:4, những người chưa tin đi theo kế hoạch của Sa-tan: “cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời”. Mưu kế của Sa-tan bao gồm việc thúc đẩy những triết lý sai trật trong thế gian – những triết lý đã làm mù lòng những người chưa tin đối với lẽ thật của Phúc Âm. Những triết lý của Sa-tan là những pháo đài cầm tù con người và họ phải được giải phóng bởi Đấng Christ.

Một trong những ví dụ về triết lý sai trật là niềm tin cho rằng con người có thể giành được ân huệ của Đức Chúa Trời bằng một hành động hay những hành động nào đó. Trong hầu hết mọi tôn giáo sai lạc, xứng đáng nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời hay giành được sự sống đời đời là một chủ đề chiếm ưu thế. Tuy nhiên, giành được sự cứu rỗi bởi việc làm là trái ngược với sự mặc khải của Kinh thánh.

Con người không thể làm việc để giành được ân huệ của Đức Chúa Trời, sự sống đời đời là một món quà miễn phí (xem Ê-phê-sô 2:8-9). Và món quà miễn phí đó có thể nhận được thông qua Chúa Giê-xu Christ và chỉ mình Ngài (Giăng 3:16; 14:6). Bạn có thể hỏi tại sao nhân loại hoàn toàn không chịu nhận món quà miễn phí của sự cứu rỗi (Giăng 1:12; Rô-ma 6:23). Câu trả lời là Sa-tan – chúa của thế gian này – đã cám dỗ nhân loại để đi theo sự kiêu ngạo của nó thay vì tiếp nhận món quà miễn phí. Sa-tan đã thiết lập kế hoạch, thế gian không tin sẽ đi theo kế hoạch đó và nhân loại tiếp tục bị lừa gạt. Không có gì thắc mắc khi Kinh thánh gọi Sa-tan là kẻ nói dối (Giăng 8:44).
Tóm lại, chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời,, chúng ta không bị sa tan kiểm soát, Sa tan không có quyền trên đời sống của chúng ta. Vậy thì, chúng ta hãy tưởng tượng tổ phục của chúng ta là A đam và bà Ê va đã bị sa tan cám dỗ như thế nào thì ngày nay sa tan cũng tìm mọi cách để cám dỗ chúng ta rời khỏi Chúa. Cho nên, chúng ta đang sống trong một thời đại mà quyền lực của sa tan rất mạnh, chúng làm thế nào để chiến đấu với nó? chúng ta không có cách nào hết , vì chúng ta là người tầm thường nhưng chỉ duy nhất mà một cách đó là dùng " gươm Thánh Linh".
một câu nói nổi tiếng của Trung quốc " biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" , thật vậy, chúng ta có Kinh Thánh phơi bày âm của Sa tan và chiến lược của nó cám dỗ loài người như thế nào? chỉ có dùng gươm thánh linh chúng ta mới chiến thắng nó. 
Kinh Thánh Ê phê sô 6:13-20 "Vậy nên,hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại, và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng.

14 Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình,(f) 15 dùng sự sẵn sàng của Tin lành bình an mà làm giày dép.(g) 16 Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. 17 Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời.(h) 18 Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. 19 Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin lành, 20 mà tôi vì đạo ấy làm sứ giả ở trong vòng xiềng xích, hầu cho tôi nói cách dạn dĩ như tôi phải nói.
Cụm từ “Gươm của Đức Thánh Linh” xuất hiện một lần trong Kinh Thánh ở Ê-phê-sô 6:17. Gươm là một phần của khí giới thuộc linh mà Phap-lô khuyên các Cơ Đốc nhân phải trang bị để có thể chiến đấu một cách hiệu quả trước kẻ thù (Ê-phê-sô 6:13)

Gươm là vũ khí được dùng để tấn công lẫn phòng vệ để bảo vệ một người không bị tổn hại hay để tấn công kẻ thù và chiến thắng kẻ thù. Người lính được huấn luyện nghiêm ngặt cách sử dụng gươm một cách phù hợp là điều rất cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất. Tất cả người lính chiến Cơ Đốc cần sự huấn luyện nghiêm ngặt như vậy để biết cách sử dụng gươm Thánh Linh là Lời của Đức Chúa Trời sao cho đúng. Vì mọi Cơ Đốc nhân đều ở trong trận chiến thuộc linh địch cùng thế lực của Sa-tan trong thế gian này, chúng ta cần biết sử dụng lời Chúa một cách thích đáng. Chỉ như vậy mới có thể địch cùng ma quỷ và có sức mạnh để đạp đổ “các đồn lũy” của các lý luận cùng sự sai trật (II Cô-rinh-tô 10:4-5).

Lời Đức Chúa Trời còn được gọi là gươm trong Hê-bơ-rơ 4:12. Ở đây, Lời được mô tả là sống và linh nghiệm và sắc hơn gươm hai lưỡi. Gươm của người La-mã thường là gươm hai lưỡi để có thể đâm và chém tốt hơn. Ý tưởng này trong Kinh Thánh có thể hiểu rằng Lời của Đức Chúa Trời có thể chạm đến tim là nơi trọng tâm của mọi hành động, phơi bày những động cơ, cảm xúc ở những nơi được chạm đến.

Mục đích của Gươm Thánh Linh – Kinh Thánh là làm cho chúng ta mạnh mẽ và làm chúng ta chống lại sự tấn công của Ma quỉ (Thi Thiên 119:11; 119:33-40; 119:99-105). Đức Thánh Linh sử dùng năng lực của Lời Chúa để cứu linh hồn và ban sức mạnh tâm linh để những người lính trưởng thành hơn cho Chúa. Chúng ta càng hiểu biết nhiều về Lời của Đức Chúa Trời, càng hữu ích cho chúng ta hơn trong việc làm theo ý muốn Đức Chúa Trời và chúng ta sẽ đứng vững địch cùng kẻ thù của tâm linh càng hiệu quả.

Comments

Popular posts from this blog

9 ĐIỀU TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG LỚN CHO GIÔ-SÉP

CƠ ĐỐC NHÂN CÓ NÊN HAY KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU BIA KHÔNG?

6 YẾU TỐ THEN CHỐT GIÚP ÁP RA HAM THỊNH VƯỢNG VÀ ĐƯỢC GỌI LÀ TỔ PHỤ ĐỨC TIN