6 ĐIỀU TẠO NÊN MỘT MÔI-SE VĨ ĐẠI
6 ĐIỀU
TẠO NÊN MỘT MÔI-SE VĨ ĐẠI
Thành
công, có quá nhiều định nghĩa về sự thành công, bời vì đơn giản là mỗi người có
sự thành công khác nhau và sẽ hiểu và cảm nhận được sự thành công là như vậy.
Nhưng nếu suy nghĩ theo cách đó thì chúng ta cũng cho là đúng, còn nếu xét về
cùng hệ quy chiếu thì thành công có một điểm chung. Thành công là sự thỏa lòng
và tin kính. Dưới đây chúng ta sẽ được tìm hiểu điều gì đã tạo nên một Môi-se
được Đức Chúa Trời chọn là người dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên? Môi-se là ai?
Môi-se
được sinh ra trong bối cảnh người dân Y-sơ-ra-ên phải đối diện một mạng lệnh hủy
diệt hết con trai đầu lòng từ vua Ai-cập.
Hơn thế nữa, trong lúc này dân Y-sơ-ra ên bị bốc lột tột cùng bởi một sắc lệnh
của vua Pha-ra-ôn mới. Môi-se là con của ai? Tại sao lại được Đức Chúa Trời chọn
làm người dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập mà không là ai khác.
Môi-se là con của một người
có dòng họ Lê-vi, là dòng họ thánh được Đức Chúa Trời chọn lựa. Mới chỉ 3 tháng
sinh ra Môi-se đã đối diện với sự thử thách, khó khăn, thậm chí là cái chết. Đức
Chúa Trời đã lựa chọn ông là người giải cứu dân sự, chúng ta hãy cùng xem điều
gì đã giúp Môi-se thành công.
1. Khiêm nhường
Như
chúng ta biết thời bấy giờ, nước Ai-cập là nước có nền văn minh bậc nhất thế giới,
gọi là văn minh Ai-cập. Môi-se được học và đào tạo 40 năm tại Ai-cập. Nhưng khi
Đức Chúa Trời kêu gọi và lựa chọn ông ta thì ông ta trả lời lại với Đức Chúa Trời
rằng; “Môi-se bèn thưa rằng: Tôi là ai,dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ
Ê-díp-tô( Xuất 3:11). Môi-se tiếp tục đối đáp với Đức Chúa Trời “Môi-se thưa
cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi! lạy Chúa, từ
hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải
một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng” ( Xuất 4:10).
Chúng ta nên nhớ rằng, Môi-se là một ngươi yêu dân tộc mình, và
cũng là một người gan dạ, gan lì và dũng cảm. Môi-se từ chối lời thỉnh cầu của
Đức Chúa Trời là có nguyên nhân, vì đối với công việc của Đức Chúa Trời, ông nhận
biết sự yếu đuối của mình, công việc của Đức Chúa Trời khác với công việc của
loài người, nhận thấy tài năng và khả năng của mình không thể hầu việc Chúa được,
khiêm nhường ,hạ mình.
2. Cây gậy
“ Đức Giê-hô-va phán rằng:
Trong tay ngươi cầm vật chi? Thưa rằng: Một cây gậy. 3 Phán rằng: Hãy ném xuống đất
đi.Người bèn ném xuống đất, gậy hóa ra một con rắn; Môi-se chạy trốn nó. 4 Đức Giê-hô-va bèn phán cùng
Môi-se rằng: Hãy giơ tay ngươi ra nắm đuôi nó. Người giơ tay ra nắm, thì nó
hoàn lại cây gậy trong tay. 5 Đức Giê-hô-va phán rằng: Ấy để cho chúng nó tin rằng Giê-hô-va, Đức
Chúa Trời của tổ phụ mình, là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của
Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, đã hiện ra cùng ngươi” ( Xuất 4:2-5).
Cây
gậy của Môi-se tượng trưng cho cuộc đời của ông, và sự nghiệp của Môi-se. Cây gậy
đã gắn liền với Môi-se từ khi ông ta bắt đầu chăn chiên cho đến khi qua đời. Môi-se
đã dùng cây gậy của mình để chăn chiên, chăm lo đời sống cho gia đình, cho con
cái, và cũng chính cây gậy đó, Môi-se đã thách đấu với vua Pha-ra-ôn, dẫn dân
Y-sơ-ra-ên vượt qua biển đỏ. Lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên đi đến vùng đất hứa.
Chúng
ta thấy rằng; không phải kiến thức, không phải bởi tài năng, chuyên nghành của
mình mà Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-en ra khỏi Ai-cập thành công, bằng cấp, tri
thức đều vứt hết. Đức
Chúa Trời sử dụng Môi-se để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên. Với cây gậy, Môi-se đập
sông Nile biến nước sông thành máu (7:17). Ông làm cho biển
Đỏ rẽ ra bằng cây gậy (14:16). Môi-se đập vào
hòn đá và nước chảy ra (17:6). Và ông giơ gậy
lên, dân Y-sơ-ra-ên đánh bại kẻ thù nghịch mình (17:9). Rõ ràng nó không
chỉ là một cây gậy.
Cây
gậy tượng trưng cho công việc của Môi-se, Môi- se Đức Chúa Trời đã dùng đều Môi-se có và vật
không thể thiếu đối với Môi-se để ông ta hầu việc Ngài. Vậy thì ngày hôm nay bạn và
tôi có gì trong tay thì hãy dùng đều đó
để hầu việc Ngài.
3. Kiên nhẫn
Có
thể nói rằng, dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, đó là một điều vô cùng khó
khăn đối với Môi-se, chính vì lẽ đó ông ta đã từ chối Đức Chúa Trời nhiều lần.
Môi-se thừa biết công việc Chúa vô cùng khó khăn. Cuối cùng, Môi-se cũng vâng lời
Đức Chúa Trời đi giải cứu dân tuyển của Ngài. Thật ra, đối với Môi-se là không
phải ông ta bị áp lực hay sợ hãi vua Pha-ra-ôn mà ông ta bị áp lực chính từ dân
Y-sơ-ra-ên. 10 lần đi diện kiến Pha-ra-ôn, đến lần thứ 10 mới thành công.
Kế tiếp, trong suốt hành trình lãnh đạo dân
Y-sơ-ra-ên đi đến vùng đất hứa thì biết bao nhiều lần dân Y-sơ-ra-ên đã phàn
nàn, bất mãn, giận dữ Môi-se, lằm bằm với Môi-se “Vả, khi Pha-ra-ôn đến gần, dân Y-sơ-ra-ên ngước
mắt lên, thấy dân Ê-díp-tô đuổi theo, bèn lấy làm hãi hùng,kêu van Đức
Giê-hô-va. 11 Chúng lại nói cùng Môi-se rằng: Xứ Ê-díp-tô há chẳng có
nơi mộ phần, nên nỗi người mới dẫn chúng tôi vào đồng vắng đặng chết sao? Người
đưa chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô để làm chi? 12 Chúng tôi há chẳng có nói cùng người tại xứ Ê-díp-tô rằng:
Để mặc chúng tôi phục dịch dân Ê-díp-tô, vì thà rằng phục dịch họ còn hơn phải
chết nơi đồng vắng”? ( Xuất
14:10-12), hàng ngàn người như vậy, mỗi người là một tính cách khác
nhau, hằng ngày than phiền với Môi-se, nhưng Môi-se vẫn kiên nhẫn. Liệu thử hỏi
nếu mà không có lòng kiên nhẫn thì làm sao Môi-se có thể chịu đựng dân cứng
lòng nầy.
4. Thưa chuyện với Chúa
Từ
khi bắt đầu chức vụ giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, Môi-se chưa có lần nào tự ý mình
làm trong mọi việc, tất cả trong quyết định và mọi việc, Môi-se làm đều tìm cầu Chúa và có sự hướng dẫn
của Đức Chúa Trời. “Môi-se bèn kêu cầu Đức
Giê-hô-va mà rằng: Tôi phải xử thế nào cùng dân nầy? Thiếu điều họ ném đá
tôi! » ( Xuất 17 :4). Thật vậy, Môi-se tìm cầu ý Chúa mọi lúc mọi nơi. Khi bạn
nhận biết mình là ai ? nhận thấy sự yếu đuối, bất toàn thì lúc đó chúng ta
mới tìm cầu ý Chúa. Nếu một ai đó mà dựa vào tài năng, khả năng, bằng cấp của
mình mà làm công việc Chúa , tôi đảm bảo rằng, người đó chẳng thay đổi được gì
nếu không tương giao với Đức Chúa Trời.
5. Chọn người cộng tác
Đế dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đi
đến vùng đất hứa, thì Môi-se không thể một mình làm được. Cho nên, Môi-se cần
người cộng tác và giúp đỡ, Môi-se cần san sẻ những gánh nặng cho người khác và
giao việc cho người được chọn công tác để cùng làm. Đây chính ý tưởng khôn
ngoan của Giê-trô khuyên Môi-se nên làm như vậy. “17 Nhưng ông gia lại nói
rằng: Điều con làm đó chẳng tiện. 18 Quả thật, con cùng dân sự ở với con sẽ bị
đuối chẳng sai, vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi. 19 Bây giờ, hãy nghe cha khuyên con một lời, cầu xin Đức
Giê-hô-va phù hộ cho. Về phần con, hãy làm kẻ thay mặt cho dân sự trước mặt Đức
Chúa Trời, và đem trình mọi việc cho Ngài hay. 20 Hãy lấy mạng lịnh và luật
pháp Ngài mà dạy họ, chỉ cho biết con đường nào phải đi, và điều chi phải làm. 21 Nhưng hãy chọn lấy trong vòng dân sự mấy người tài năng,
kính sợ Đức Chúa Trời, chân thật, ghét sự tham lợi, mà lập lên trên dân sự, làm
trưởng cai trị hoặc ngàn người, hoặc trăm người, hoặc năm mươi người, hoặc mười
người, 22 đặng xét đoán dân sự
hằng ngày. Nếu có việc can hệ lớn, họ hãy giải lên cho con; còn những việc nhỏ
mọn, chính họ hãy xét đoán lấy. Hãy san bớt gánh cho nhẹ; đặng họ chia gánh
cùng con. 23 Nếu con làm việc nầy, và
Đức Chúa Trời ban lịnh cho con, con chắc sẽ chịu nổi được, và cả dân sự nầy sẽ
đến chỗ mình bình yên.
24 Môi-se vâng lời ông gia
mình, làm y như mọi điều người đã dạy. 25 Vậy, Môi-se bèn chọn
trong cả Y-sơ-ra-ên những người tài năng, lập lên trên dân sự, làm trưởng cai
tri, hoặc ngàn người, hoặc trăm người, hoặc năm mươi người, hoặc mười người; 26 họ xét đoán dân sự hằng ngày. Các việc khó họ giải lên
cho Môi-se; nhưng chính họ xét lấy các việc nhỏ” ( Xuất 18: 17-25).
6. Tình yêu thương
Dầu
phải đối diện với muôn vàn thử thách, khó khăn, gian nan lại gian nan, trong
hành trình lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập và đi đến vùng đất hứa, trong
những con người đó có người yêu mến Môi-se và cũng có người ghét Môi-se. Họ lằm
bằm và than phiền, lý sự với người lãnh đạo mình. Nhưng Môi-se không vì cớ đó
mà ganh ghét họ, hận thù họ, Môi-se vẫn yêu thương họ, không hề cáu giận với họ,
Kinh thánh cho chúng ta biết được tình yêu thương của Môi-se đối với dân sự nhiều
là dường nào.
Khi
dân Y-sơ-ra ên xây tượng con bò vàng để thờ phượng, điều đó làm Đức Chúa Trời
giận, và sẽ hủy diệt dân tộc nầy “Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy xuống đi, vì dân mà ngươi đưa
ra khỏi xứ Ê-díp-tô đã bại hoại rồi, 8 vội bỏ đạo ta truyền dạy,
đúc một con bò tơ, mọp trước tượng bò đó và dâng của lễ cho nó mà nói rằng: Hỡi
Y-sơ-ra-ên! đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ Ê-díp-tô!9 Đức Giê-hô-va cũng phán cùng
Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân nầy, kìa là một dân cứng cổ. 10 Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi; nhưng ta sẽ
làm cho ngươi thành một dân lớn. ( Xuất 32:7-10).Môi-se cầu xin Đức Chúa Trời
thương xót dân sự “Môi-se bèn nài xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời
người rằng: Lạy Đức Giê-hô-va, sao nổi thạnh nộ cùng dân Ngài? là dân mà Ngài
đã dùng quyền lớn lao mạnh mẽ đưa ra khỏi xứ Ê-díp-tô.(v) 12 Sao để cho người Ê-díp-tô nói rằng: Ngài đưa chúng nó ra khỏi xứ
đặng làm hại cho, giết đi tại trong núi,cùng diệt chúng nó khỏi mặt đất? Cầu
xin Chúa hãy nguôi cơn giận và bỏ qua điều tai họa mà Ngài muốn giáng cho dân
Ngài. 13 Xin Chúa hãy nhớ lại Áp-ra-ham, Y-sác, Y-sơ-ra-ên, là các tôi tớ
Ngài, mà Ngài có chỉ mình thề cùng họ rằng: Ta sẽ thêm dòng dõi các ngươi lên
nhiều như sao trên trời, ta sẽ ban cho dòng dõi đó cả xứ mà ta chỉ phán, và họ
sẽ được xứ ấy làm cơ nghiệp đời đời.(w) 14 Đức Giê-hô-va bèn bỏ qua điều tai họa mà Ngài nói rằng sẽ giáng
cho dân mình ( Xuất
32:11-14)
Thật vậy, Môi-se là tấm gương cho
tôi và tất cả nhà lãnh đạo Cơ đốc ngày nay luôn học theo, luôn khiêm nhường, kiên nhẫn,
tương giao với Chúa, yêu thương gia đình mình, con cái mình, sử dụng hết những
gì mình có cho công việc Đức Chúa Trời, yêu thương người mình dẫn dắt bằng tình yêu của Đức Chúa
Trời và kể cả kẻ thù của mình. Luôn yêu thương họ và cầu xin Chúa giải cứu họ.
Chúng ta thấy cuộc đời của Môi-se
bước sang một giai đoạn mới là vâng lời Đức Chúa Trời giải cứu dân sự. Chúng ta
cả cuộc đời của Môi-se có được gì? Chẳng có được gì, tiền tài và danh vọng, địa
vị cũng không, thậm chí Môi-se không được vào đất hứa với dân sự. Nhưng Môi-se
không than phiền hay trách móc Đức Chúa Trời, và ông vui lòng về điều đó. “Kế ấy, Môi-se từ đồng bằng Mô-áp lên trên núi Nê-bô, nơi đỉnh Phích-ga, đối
ngang Giê-ri-cô; rồi Đức Giê-hô-va cho người xem toàn xứ tự Ga-la-át chí Đan; 2 toàn Nép-ta-li, xứ Ép-ra-im
và Ma-na-se, cả xứ Giu-đa cho đến biển tây, 3 miền Nam, đồng bằng, sông
Giô-đanh và trũng Giê-ri-cô, thành cây chà là, cho đến Xoa. 4 Đức Giê-hô-va phán cùng người rằng: Đó là xứ mà ta đã thề ban cho
Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, mà rằng: Ta sẽ ban xứ ấy cho dòng giống ngươi. Ta
cho tự mắt ngươi xem xứ ấy, nhưng ngươi không vào đó được. » ( Phụctruyên 34 :1-4)
Khiêm tốn còn là biểu hiện của đức hạnh. Nó đi qua một loạt các nguyên tắc. Ví dụ, chúng ta có thể tuyên bố rằng nếu thiếu khiêm tốn sẽ không bao giờ thành công. Vì sao? Bởi vì, trong cuộc hành trình của một nhà lãnh đạo sẽ có lúc họ không có được sự hài lòng của nhân viên. Lúc đó họ phải biết thừa nhận điều này và luôn tìm ra mong muốn của nhân viên đối với sự khiêm nhường của sếp. Một dấu hiệu của một nhà lãnh đạo thực sự khiêm tốn là họ luôn đối xử với mọi người ở mọi vị trí bằng sự tôn trọng.
Đay là bí quyết lãnh đạo cho các
những nhà lãnh đạo ngày nay.
Comments
Post a Comment